Những câu chuyện về sân vận động của MU – Old Trafford
Nhà hát của những giấc mơ chính là biểu tượng của bầy quỷ đỏ. Họ luôn mang trong mình niềm tự hào về công trình thế kỷ này. Old Trafford có lịch sử lâu đời và nhiều câu chuyện thú vị xung quanh nó. Bài viết dưới đây của Cakhia Tv sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về sân vận động của MU.
Lịch sử hình thành sân vận động của MU
Những năm tháng mới thành lập
Sân vận động của MU được thành lập từ rất sớm, khánh thành vào năm 1910. Bắt nguồn từ việc các sân bóng cũ đã không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho các cầu thủ thi đấu. Có nơi nằm giữa sỏi đá gồ ghề, có nơi nằm trên đầm lầy. Đặc biệt, nó bị ô nhiễm nặng bởi các chất thải từ những nhà máy bên cạnh.
Điều này khiến chủ tịch câu lạc bộ lúc bấy giờ là John Henry Davies quyết định tặng đội bóng một khoản tiền lớn để xây dựng sân vận động mới. Sau khi tham khảo địa hình, ông đã chọn Manchester là nơi các cầu thủ MU đóng quân.
Giá trị xây dựng sân vận động của MU vào khoảng 60.000 bảng Anh. Các kiến trúc trên sân đều nằm trong thiết kế của Archibald Leitch. Ông cũng chính là người góp công lớn xây dựng nên những cầu trường danh tiếng khác của Anh.
Khi mới khởi công, Old Trafford được kỳ vọng sẽ có sức chứa lên tới 100.000 khán giả. Các thiết kế sẽ dựa trên mô hình ruộng bậc thang với các mái che ở khán đài phía Nam. Tuy nhiên để hoàn thiện như mong đợi, chi phí sẽ tăng lên thêm 30.000 bảng. Ban lãnh đạo của MU quyết định sẽ giảm quy mô công trình còn 8 vạn khán giả.
Khi các nhà báo nổi tiếng, cầu thủ đặt chân đến đây, họ đã phải cảm thán bởi sự hoành tráng của Old Trafford. Nhà hát của những giấc mơ chính là niềm tự hào của Manchester, trở thành sân vận động lớn nhất thuộc sở hữu của một câu lạc bộ.
Quá trình phát triển
Trước khi Wembley được xây dựng, sân vận động của MU chính là lựa chọn hàng đầu để tổ chức các trận đấu quan trọng như chung kết FA Cup, … Trận đấu đầu tiên được tổ chức vào năm 1911, trong đó 58 nghìn khán giả chứng kiến cuộc đua đến ngôi vô địch giữa 2 câu lạc bộ Bradford City và Newcastle United.
Trận chung kết thứ hai diễn ra với sự tranh tài của Chelsea và Sheffield United. Tập thể The Blades đã giành chiến thắng đầy xứng đáng khi đả bại đội bóng thành London 3 bàn không gỡ. Sân vận động của MU cũng từng được chứng kiến các giải đấu lớn của thế giới như World Cup.
Lượng khán giả kỷ lục ghi nhận được tại nhà hát của những giấc mơ vào khoảng 76.962 người. Họ đã đặt chân đến sân vận động của MU để theo dõi một trận bán kết cúp FA giữa Grimsby và Postmouth. Sau khoảng thời gian này, Old Trafford bị tàn phá nặng nề bởi những cuộc ném bom của phát xít Đức.
Thế chiến thứ hai nổ ra khiến bầy quỷ đỏ phải đá nhờ sân Maine Road thuộc quyền sở hữu của người hàng xóm Manchester City. Họ đánh dấu sự trở lại ngôi nhà của mình bằng một chiến thắng đầy ngọt ngào 3-0 trước Bolton Wanderers.
Ban lãnh đạo đội bóng đã phải cải tiến lại sân vận động sau chiến tranh khốc liệt. Điều này dẫn đến quy mô 80.000 khán giả giảm xuống chỉ còn 60.000. Tuy nhiên, nó vẫn là sân bóng lớn nhất nước Anh khi mang sức chứa 68.000 người.
Năm 2003, sân vận động của MU diễn ra cuộc đại chiến giữa 2 ông lớn đến từ Ý AC Milan và Juventus trong khuôn khổ giải đấu UEFA Champions League. Điều này chứng tỏ được vị thế của Old Trafford không chỉ ở Anh mà còn trên toàn thế giới.
Cho đến khoảng thời gian 2005-2006, nhà hát của những giấc mở lại mở rộng thêm 8.000 chỗ ngồi quanh sân. Sân vận động của MU tiếp tục được sử dụng tại các giải đấu Premier League, Champions League hay cả Thế vận hội mùa hè năm 2012.
Mô hình kiến trúc nhà hát của những giấc mơ
Thời gian đầu, sân vận động của MU mang thiết kế đơn giản với 3 khán đài ngoài trời và 1 khán đài có mái che. Sau này để tránh gây cản trở tầm nhìn, họ đã giảm bớt các cột trụ chống đỡ mà thay thế bằng những mái chìa kiên cố, chắc chắn.
Khán đài mới được xây dựng năm 1995 bao gồm bổ sung thêm hơn 1 vạn chỗ ngồi và có bảo tàng, phòng truyền thống, nhà hàng, nơi tiếp đón các khán giả VIP. Sự thay đổi này là hoàn toàn phù hợp để phát triển câu lạc bộ và quảng bá hình ảnh về một sân vận động tầm cỡ.
Một điều thú vị rằng các khán đài trên sân mang nhiều cái tên huyền thoại để vinh danh những con người phát triển đội bóng. Chỗ ngồi phía Bắc được đặt tên là Sir Alex Ferguson để ca ngợi nhà cầm quân đại tài mang về những chức vô địch lịch sử cho bầy quỷ đỏ. Nó được xây dựng 3 tầng và có sức chứa lớn nhất lên tới 26.000 khán giả.
Trong khi đó, khán đài phía Nam sân vận động của MU được gọi là Sir Bobby Charlton. Ông chính là một huyền thoại của đội tuyển Anh nói chung và câu lạc bộ thành Manchester nói riêng. Các danh hiệu ông mang về cho Old Trafford là nền tảng hàng đầu xây dựng nên bầy quỷ đỏ hùng mạnh. Địa điểm này chính là khu vực cho ban huấn luyện, khách VIP, các cầu thủ và phóng viên.
Khán đài phía Tây là nơi “máu lửa”, “nhiệt huyết” nhất mỗi khi MU thi đấu. Nó hội tụ những khán giả “ồn ào” nhất với trái tim đã trót yêu đội bóng nước Anh. Đây chính là những gì người ta thường nói về thánh địa Old Trafford, về The Red Devils.
Khán đài phía đông sân vận động của MU được xây dựng dành cho người hâm mộ của đội khách. Tuy vậy, nó vẫn mang sức chứa khủng 12.000 khán giả và có khu vực đặc biệt dành cho người khuyết tật. Điều đó thể hiện được sự tôn trọng, tinh tế đáng ghi nhận của ban lãnh đạo MU khi luôn quan tâm tới tất cả những cá nhân trên sân cho dù có là đối thủ của chính mình.
Xem thêm tin thể thao mới nhất